TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ
Thanh Hóa vùng đất với bề dày về truyền thống lịch sử và văn hóa, xuyên suốt từ thuở các Vua Hùng dựng nước cho tới thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Biết và ghi nhận, biểu dương sức mạnh truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của quân và dân Thanh Hóa. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dành tình cảm đặc biệt cho Nhân dân Thanh Hóa, với bốn lần Bác về với quê hương xứ Thanh và những lời căn dặn của Người còn vọng tới hôm nay.
Lễ hội Đình Thi làng Trung Thành, xã Yên Lễ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là lễ hội đặc sắc của dân tộc Thổ với sự tích hợp nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 - 16/3 âm lịch và cứ 5 năm một lần sẽ tổ chức đại lễ. Đây là dịp để bà con tri ân, tưởng nhớ công lao của tướng quân Lê Phúc Thành, người đã có công khai khẩn đất đai, dựng làng, lập xóm mang lại cuộc sống no ấm cho dân làng.
Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) ở xã Định Long (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đã phát triển sâu rộng, toàn diện, thực sự đi vào đời sống của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư không ngừng được nâng lên, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sáng 26/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Quan Sơn đã tổ chức lễ tổng kết, trao giải thưởng Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao và Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số” tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình thông tin, Đài truyền thanh cơ sở vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội với những ưu điểm mà ít có loại hình truyền thông nào thay thế được. Trên địa bàn huyện Đông Sơn, hệ thống truyền thanh cơ sở đã thể hiện rõ vai trò trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân. Đặc biệt là về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sau hai năm thực hiện sáp nhập, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH,TT,TT&DL) huyện Cẩm Thủy đã từng bước khắc phục khó khăn, đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành công tác chuyên môn, tập trung nâng cao chất lượng trên các phương diện cổ động trực quan và truyền thanh, truyền hình. Có thể khẳng định, sau hai năm đi vào hoạt động Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện Cẩm Thủy đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu so với kế hoạch đã đề ra trong năm.
Nhân loại sắp đi qua năm 2021 đầy thử thách bởi đại dịch Covid- 19, mà mọi nỗ lực của con người chỉ mới tạm thời chặn đứng nguồn lây lan và giảm thiểu thiệt hại, nhưng chưa có phương án hoàn hảo nào có thể xóa bỏ dịch bệnh khỏi đời sống xã hội.
Năm 2021, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021-2025). Đây cũng là năm có nhiều biến động với những diễn biến nguy hiểm, khó lường của dịch bệnh Covid- 19.
Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh, Thường Xuân có hệ thống tài nguyên để phát triển du lịch khá phong phú và hấp dẫn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, được bao bọc bởi hệ thống sông suối tạo nên những dãy núi non trùng điệp, cảnh quan hùng vĩ. Trong những năm qua, các loại hình du lịch trên địa bàn của huyện đang được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm với nhiều khu du lịch, tour, tuyến có chất lượng dịch vụ tốt hơn đem lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách mỗi lần đến tham quan.
Để khẳng định tính chính thống của vương triều và uy quyền của Hoàng Đế, đồng thời tỏ rõ ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, hầu hết các triều đại phong kiến của các quốc gia phương Đông trong lịch sử hình thành và phát triển của mình đều lập đàn tế Nam Giao và tổ chức lễ tế giao hàng năm. Đàn tế Nam Giao Tây Đô được vương triều Hồ xây dựng không nằm ngoài mục đích đó. Được Hồ Hán Thương cho khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1402, nằm trong lòng tay ngai của dãy Đốn Sơn thuộc động An Tôn, phủ Thanh Hóa lúc bấy giờ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), đàn tế Nam Giao Tây Đô có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, kiến trúc. Được đánh giá là một trong những đàn tế cổ còn nguyên vẹn nhất và độc đáo riêng có cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Thao Văn Dính, sinh năm 1977, người dân tộc Mông, là cán bộ Văn hóa - Xã hội xã Na Mèo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất còn nhiều nhọc nhằn, gian khó, song bằng tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và kinh nghiệm, anh Thao Văn Dính luôn giữ trong mình ngọn lửa nhiệt huyết trong việc vận động Nhân dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Anh là “cầu nối” tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương đến với bà con đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn xã. Đặc biệt, anh còn là một nghệ nhân dân gian của đồng bào dân tộc Thanh Hóa, là người con dân tộc Mông, lại biết nhiều thứ tiếng (Thái, Mường, Kinh, Mông, Lào), vì vậy anh luôn coi việc của bà con cũng là việc của mình, bà con nghĩ gì, mong muốn thế nào anh đều hiểu. Từ đó giúp anh nắm bắt rõ tâm tư nguyện vọng, lối sống, phong tục tập quán để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp lãnh đạo hiệu quả nhiệm vụ dân tộc, tôn giáo tại cơ sở, góp phần xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.
Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ngư Lộc đã triển khai nhiều cách làm hay, xây dựng và duy trì những mô hình hiệu quả trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH). Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Đại dịch Covid- 19 đang là vấn đề thời sự nóng của mọi diễn đàn, mọi phương tiện truyền thông mà ảnh hưởng của nó đã ở mức độ “toàn cầu hóa”. Cùng với thảm họa thiên nhiên, biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường thì Đại dịch Covid- 19 đang là thách thức an ninh phi truyền thống mà nhân loại phải cùng nhau đoàn kết, cùng nhau chống lại ‘kẻ thù chung” trong giai đoạn mới, tình hình mới. Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã thể hiện sự đoàn kết, chia sẻ bằng các hoạt động ngoại giao song phương, đa phương, ủng hộ vật chất thiết thực và có trách nhiệm trong cuộc chiến với Đại dịch Covid- 19, như lời phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22/9/2021 đã nhấn mạnh: “Chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, song Nhà nước và Nhân dân Việt Nam sẽ cùng người dân toàn thế giới chung nhịp đập sẻ chia, yêu thương, hợp tác để cùng nhau sớm chiến thắng đại dịch, xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển phồn vinh, người dân hạnh phúc”.
Lam Kinh ví như một bức tranh tuyệt đẹp, nơi đây là sự giao hòa giữa cổ xưa lịch sử và cảnh sắc thiên nhiên với hình sông, thế núi, nơi hội sơn, tụ thủy, một vùng hào khí linh thiêng nghìn năm đất Việt. Hơn 600 năm đã trôi qua, nhưng Lam Kinh hôm nay vẫn như một điểm hẹn để trở về nguồn cội, hướng con người tới những giá trị cổ xưa nhưng bất biến, nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng, cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh và là nơi phát tích của dòng họ Đế vương đã có công bình Ngô giữ nước.
TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com