CHUYÊN TRANG BẢO TỒN, PHÁT HUY, TRUYỀN DẠY
Đồng bào dân tộc Mông ở Thanh Hóa không nhiều song lại khá đa dạng các nhóm Mông như: Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa, Mông Đen. Điều này làm nên sự phong phú trong hình thức cũng như sắc màu trong trang phục của họ. Trang phục của người Mông đặc biệt là trang phục nữ, không khoe vẻ đẹp cơ thể qua kỹ thuật cắt may như của người Thái, mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp ở các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn. Vì vậy trang phục của người phụ nữ dân tộc Mông là tác phẩm của nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục.
Thổ cẩm được xem là mảnh ghép tạo nên văn hóa các dân tộc thiểu số, vẻ đẹp của trang phục là tác phẩm văn hóa gắn chặt với nhu cầu của đời thường và thẩm mỹ. Mỗi dân tộc có những hoa văn trang trí khác nhau là yếu tố chính góp phần làm nên sắc thái riêng cho từng loại trang phục. Người Mông ở Thanh Hóa thường sống trên những rẻo núi cao của huyện Mường Lát, Quan Sơn và một số bản ở Quan Hóa nhiệt độ thường thấp, nhiều sương mù nên màu sắc hoa văn trên thổ cẩm thường là màu sắc rực rỡ, nó không những thể hiện tính thẩm mỹ, mà còn biểu trưng cho tâm lý, ước vọng về sự ấm áp, no đủ và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp tất cả làm nên ý nghĩa văn hóa vô cùng độc đáo trên mỗi họa tiết hoa văn.
Dân tộc Khơ Mú có nguồn gốc từ Lào (tập trung ở Luông Pha Băng). Dưới tác động của lịch sử, họ từng bước rời khỏi quê hương, theo “Sơn lộ” dịch chuyển dần sang Việt Nam. Hai “điểm đến” của người Khơ Mú trên lãnh thổ Việt Nam là vùng rừng núi Tây Bắc và miền Tây Thanh - Nghệ. Khơ Mú trở thành tên gọi chính thức, được ghi trong Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam, công bố năm 1979.
Dân tộc Mông ở Thanh Hóa sinh sống ở ba huyện Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát. Có các nhóm Mông Đen, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa và 10 dòng họ sống đoàn kết bên nhau. Dân tộc Mông di cư vào Thanh Hóa khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX theo hai con đường: Từ Sơn La, Hòa Bình vào Thanh Hóa và một đường từ Điện Biên, Lào Cai sang Lào rồi từ Lào vào Thanh Hóa. Người Mông ở Thanh Hóa chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, chăn nuôi và làm nghề thủ công. Nghề thủ công nổi tiếng như nghề rèn, đúc, đan lát, dệt vải bằng sợi cây lanh, phụ nữ Mông tự dệt vải, thêu thùa, nhất là kỹ thuật in sáp ong lên vải lanh để phục vụ mặc trong gia đình.
Trang phục truyền thống luôn là một trong những nét đặc trưng của văn hóa mỗi tộc người, giúp phân biệt sắc thái riêng các dân tộc. Trang phục của đồng bào Dao Đỏ không chỉ tạo nên điểm khác biệt so với các tộc người khác mà ngay cả với tộc người Dao sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng có những điểm riêng biệt rất dễ nhận ra.
Người Dao là một trong 7 dân tộc anh em của xứ Thanh, được chia làm hai nhóm: Dao Đỏ (từ Lào sang) cư trú ở xã Pù Nhi và xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát; Dao Quần Chẹt (từ Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình vào) sống ở huyện Ngọc Lặc và huyện Cẩm Thủy. Cũng như các dân tộc khác, người Dao Thanh Hóa có nhiều phong tục tập quán độc đáo, trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.
Dệt sợi Gai là nghề tồn tại khá lâu đời của người Thổ Thanh Hóa. Cây Gai là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho việc dệt thành những tấm chăn, chiếc váy và nhiều đồ dùng, vật dụng khác. Trải qua năm tháng, nghề dệt sợi Gai đã trở thành tập quán, nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào Thổ nơi đây.
Đồng bào dân tộc Thổ ở Thanh Hóa có hơn 9 nghìn người, được phân bổ ở các xã: Yên Lễ, Cán Khê, Cát Vân, Thượng Ninh, Xuân Bình và xã Hóa Quỳ thuộc huyện Như Xuân. Nếu so với các dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ Mú trong tỉnh thì người Thổ chiếm tỷ lệ rất ít.
Đến với miền Tây xứ Thanh, nơi đó có những bản làng người Thái sinh sống, chúng ta có thể thấy những người phụ nữ nơi đây đều biết thêu thùa, dệt vải. Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, quá trình giao lưu và hội nhập đang lan tỏa thì nghề dệt thổ cẩm đang đứng trước nguy cơ mai một. Với mong muốn gìn giữ bản sắc riêng của tộc người mình, nhiều chị em phụ nữ trên các bản làng của Thanh Hóa đang tìm hướng đi cho bản thân với nghề dệt truyền thống. Trong đó phải kể đến nghệ nhân Hà Thị Dung tại phố Đoàn, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước.
Khu vực Tây Bắc Việt Nam và miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người khác nhau, trong đó chiếm số lượng đông đảo nhất là người Thái. Lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái ở Tây Bắc. Chính sự gần gũi này dẫn đến trang phục của người Thái Thanh Hóa có điểm tương đồng với người Thái ở Tây Bắc, nhưng do quá trình di cư ít nhiều có sự thay đổi về trang phục để phù hợp vị trí địa lý, môi trường…
Người Thái gọi chiếc khăn đội đầu của phụ nữ là “Piêu” người Việt gọi là khăn “Piêu”. Khăn đội đầu của phụ nữ thì hầu như dân tộc nào cũng có, song khăn “Piêu” của phụ nữ Thái xứ Thanh có nét độc đáo riêng.
Mỗi một dân tộc ở Việt Nam có phong cách chế tác đồ trang sức khác nhau với hình dạng và các đường nét hoạ tiết dân gian sinh động mang đặc trưng văn hóa của riêng dân tộc mình. Đối với phụ nữ dân tộc Thái, đồ trang sức thường làm bằng bạc, là vật dụng làm đẹp không thể thiếu, đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn thể hiện cuộc sống riêng tư như tình cảm, gia đình, địa vị xã hội, sự giàu sang, cũng như có tác dụng cầu may, ngăn chặn tà ma, gió độc…
Xứ Thanh có 7 dân tộc anh em, miền núi phía Tây của tỉnh là địa bàn cư trú của 6 dân tộc thiểu số, đó là: Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ và Khơ Mú. Trong đời sống vật chất và tinh thần, phương thức sản xuất, phong tục, tập quán mang những nét chung phổ quát, ở mỗi dân tộc lại có sắc thái riêng mà trang phục truyền thống là một trong những nét văn hóa thể hiện nét đặc sắc đó.
TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com