KỊCH NGẮN
Có một người mẹ như thế
02/04/2020 22:15

Nhân vật:
Bà Sim trên 70 tuổi giáo viên nghỉ hưu
Tính: Buôn bán
Toán: Buôn bán
Bảo vệ khu vực tâm linh sinh thái
Em Hoa: Học sinh THCS

Tại khu du lịch tâm linh, bên hàng cây cổ thụ xanh tươi, có ghế đá cho du khách nghỉ chân. Vào ngày đầu năm, người đến chùa khá đông. Tính cùng vợ chen vào hậu cung khấn bái. Hồi lâu Tính ra, mồ hôi thấm ướt, để cái ô và đồ lễ xuống ghế, rồi cởi áo khoác ngoài, bật lon bia uống chờ vợ.

Tính: Chà…mát. Bia Heniken có khác. Đúng là thời đại công nghệ cần gì có nấy, vừa ngon vừa bổ, vừa giải khát lại vừa hưởng lộc Thánh. Mình lòng thành, mâm lễ đày đặn, cầu xin thành kính được Ngài chứng giám, chắc sẽ phát tài, phát lộc (uống bia…)
Toán: (Tay cầm túi xách đầy đồ lễ ra) Kìa mình… chờ em sốt ruột lắm hả. Gớm trời mới qua đông mà đã nóng bức dễ sợ.
Tính: Người đông như thế lại hương khói ngạt. Đúng là tả tơi vì hội, nên nóng bức, ngột ngạt, thậm chí ô nhiễm là tất nhiên.
Toán: Thế mới gọi là hội hè. Mình mới đến chùa đầu tiên, chứ em nhìn kìa, núi cao thế kia, đường lên lại treo veo, dốc đứng, thế mà người đông nghịt. Ứa cụ già tay gậy, tay quạt, niệm nam mô a di đà phật… vẫn leo băng băng kia kìa.
Tính: Chắc là yếu tố tâm linh, tạo nên sức mạnh, trời phật phù hộ để các cụ già vượt qua chính mình, đến với của Phật.
Toán: Đúng đấy, có thờ có thiêng có kiêng có lành đấy anh ạ (mở túi lấy chuối và cam ra bóc…đưa chuối cho chồng…) ăn đi anh.
Tính: Em ăn đi anh uống bia cho đỡ khát
Toán: (ăn chuối, vứt vỏ theo bản năng, rồi bóc cam) Hứ…cam ngọt lắm anh ăn đi.
Tính: (dốc ngược lon bia uống hết rồi vứt vào bãi cỏ, cầm cam ăn, cũng vứt vỏ theo bản năng) Em ngồi đây, anh đi trả bia… căng bụng quá (đi mấy bước, đứng sau cây đái…)
Toán: (tiếp tục bóc cam, vứt vỏ ra đường)
Tính: (Ra…) Gớm… nhẹ cả bụng
Toán: Bây giờ đến lượt em… Anh đưa em cái ô, bây giờ ô mới phát huy tác dụng đây (cầm ô ra gốc cây che và…)
Tính: (hít hơi thuốc, rồi vứt xuống đường) Ừ…thì đi…khu tâm linh mà khai bỏ mẹBà Sim: (tay cầm bao sắc rắn, tay kia cầm kẹp tre…ra nhặt rác những vỏ bia, chai lọ rồi kẹp vỏ cam, giấy vụn bỏ vào bao)
Tính: Ê… bà già, đằng sau gốc bia có mấy vỏ bia đấy.
Bà Sim: Vâng… tôi nhặt xong những phế thải này đã chú ạ
Toán: Vỏ cam, vỏ chuối, giấy vụn và cả mẫu thuốc lá bà cũng bán được chắc.
Bà Sim: Không, những thứ ấy tôi mang đến đằng kia bỏ vào thùng rác. Còn những vỏ lon bia, chai lọ này bán cho đồng nát chị ạ
Tính: Khí không phải… thế con cái bà đâu, mà để bà già nua, lọm khọm đi nhặt phế thải vất vả, bẩn thỉu vậy?
Bà Sim: Không…đây là tôi tự nguyện cô chú ạ
Toán: Hứ…tự nguyện… chắc là nghèo túng hay cãi nhau với con dâu, bị chúng cưỡng ép, chịu không nổi bỏ đi đây mà.
Bà Sim: Ấy cô ơi, cô đừng nói thế, tội cho con dâu nhà tôi…nó tốt lắm cô ạ.
Toán: Tốt mà để mẹ chồng như thế này à?
Tính: Thôi em, đừng động vào riêng tư người khác. Em hãy lo cách ứng xử của em với mẹ chồng đi đã, cứ như năm vừa rồi là không được đâu.
Toán: Nói thật, em đã đến nỗi nào, với vài ba lần to tiếng, mà mẹ anh đã bỏ nhà đi nhặt rác như bà này đâu.
Bà Sim: Cô ơi, thế cô bảo đi nhặt rác như tôi là hèn mạt là tận cùng của xã hội hay sao?
Toán: Hứ…đại loại là như thế.
Tính: Thôi…em không được nói với người già như thế. Người ta đã phải đi nhặt rác để kiếm sống thì còn gì đau khổ hơn, mà em cứ khoét vào nỗi đau ấy.
Bà Sim: Cảm ơn chị, tôi không đau khổ như anh chị nghĩ, mà thấy vui vì trên 70 tuổi mà còn làm được những việc có ích cho xã hội.
Toán: (cười khẩy) Anh thấy buồn cười chưa…đi nhặt rác kiếm sống hàng ngày, mà giám bảo có ích cho đời…mà còn tự hào nữa cơ chứ.
Tính: Thôi bà ơi…lại đây cho cả lon bia và mấy quả chuối, rồi về cho đỡ khổ.
Bà Sim: Cảm ơn chú. Chú để mà uống, mà ăn, nhưng chỉ đề nghị cô chú đừng vứt bậy ra đường thôi ạ.
Toán: (cười…) Kỳ là…bà này dở hơi thật rồi.
Bà Sim: Cả cô nữa…cô đừng nói thế. Chứ ngay vừa rồi, cô chú đi ở gốc cây kia, là mất vệ sinh lắm đấy. Nhà nước và nhân dân xây dựng nên cảnh quan đẹp thế này, mà mọi người không giữ gìn, để ôi nhiễm thì thật có tội với trời đất và tự mình lại hại mình đấy cô chú ạ.
Toán: Hứ…bà là cái thá gì mà dạy bảo tôi đấy phải. Tôi nói cho bà biết, đây là nơi công cộng, là của mọi người. Tôi muốn làm gì thì là tùy…hiểu chưa.
Bà Sim: Vâng…Ai cũng được tự do đến tưởng niệm và thưởng ngoạn khu di tích này, nhưng nếu mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường để trở thành khu sinh thái, tức là giữ gìn sức khỏe cho chính mình chứ cô.
Toán: Việc đó đã có người làm vệ sinh và cả bà nhặt rác đó thôi. Hứ…bà tưởng chúng tôi nuột nà như thế này mà cũng đi nhặt rác à?
Bà Sim: Tôi không nói cô phải nhặt rác, nhưng chính cô cũng suy nghĩ vô trách nhiệm như thế, nên ăn hoa quả vứt vỏ bừa bãi, rồi nhà vệ sinh gần kia mà cả hai cô chú vẫn tè gốc cây khai mù…thật là…
Tính: Này…bà quét rác im đi…phải biết thân phận của bà chứ. Nhờ vợ chồng tôi và nhiều người khác, uống bia xả láng thì mới có miếng ăn hàng ngày, hiểu không
Bà Sim: Cô chú ít tuổi hơn con tôi, trước cửa phật mà ăn nói thế hả, không sợ Thánh quở hay sao?Toán: Á...mụ già kia là cái gì, mà dám mang Thánh ra dọa, rồi xúc xiếng con này.
Tính: Thôi, thôi, em ơi... chấp với người khố rách áo ôm làm gì (quẳng tiếp vỏ lon bia...) Này...cho thêm bát cơm nữa... sướng nhé!
Bà Sim: Này cô chú...chắc ở nhà cô chú cũng đối xử với bố mẹ vậy sao. Đã thế, thì đi lễ bái làm gì, phật chả dạy: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa cơ mà.
Toán: Đấy là quyền của tôi, không khiến mụ chõ mõm vào. Gớm...tỏ ra đây hiểu biết, mà suốt ngày sống với rác thải...làm bạn với ăn mày mà còn sĩ diện…Hứ...
Bà Sim: Được...có trời phật chứng giám. Tôi không tranh cãi với người vô văn hóa (bà kéo bao sắc rắn tiếp tục đi nhặt rác).
Tính: Bà tưởng chúng tôi cần nói với bà lắm hả. Này...thằng này học hết cấp hai rồi nhé. Thôi...mụ đi kiếm ăn đi. Mà này...sau gốc cây kia...khai một tí, nhưng ứa vỏ chai lọ đấy. Thôi đi em (hai vợ chồng đi, còn lại là mình bà)
Hảo: (tay xách cặp ra) Kìa...mẹ...sao mẹ lại ra đây và đi nhặt phế thải làm gì
Bà Sim: Gớm...ở nhà có bao nhiêu việc lặt vặt, ô sin làm hết, buồn chết đi được, mẹ đến đây cho thoáng đãng
Hảo: Mẹ không phải làm gì hết. Biết vậy con đã sắm cho mẹ ti vi màn hình cong nét căng để mẹ xem giải trí đấy thôi.
Bà Sim: Ấy...cũng chính nhờ cái ti vi ấy mà mẹ quyết định đi nhặt rác phế thải đấy con ạ.
Hảo: Sao...xem ti vi rồi mẹ quyết định đi nhặt phế thải? Hay mẹ sợ con vay tiền mua ti vi, nên kiếm tiền trả nợ chứ gì.
Bà Sim: Không... tôi biết anh không thiếu tiền nhưng chính xem ti vi làm cho tôi phải suy nghĩ, làm việc gì đó để hạn chế ô nhiễm. Chứ để khắp nơi môi trường bẩn thỉu, thực phẩm độc hại, nước mùi hôi thối mà ai còn làm ngơ...liệu con cháu mình có khỏe mạnh? Ti vi thường xuyên chả đưa tin về bệnh tật rồi ung thư do môi trường ô nhiễm gây nên là gì. Đáng nhẽ ra anh phải ủng hộ, động viên mẹ chứ.
Hảo: Không...mẹ cần mua gì, ăn gì toàn đồ sạch, cứ nói một tiếng là có ngay, chứ đi nhặt rác thế này là không được...là sỉ nhục con.
Bà Sim: Ơ cái anh này. Con ơi...tuổi già tiêu tiền ít lắm và cũng có ăn được gì đâu. Mà sao con lại cho việc đi nhặt phế thải là sỉ nhục con?
Hảo: Thế mẹ nhặt rác, không kiếm tiền, thì nhặt làm gì, vừa bẩn, vừa dễ lây lan truyền bệnh. Mẹ lại là nhà giáo nghỉ hưu, người ngoài nhìn vào chả ỉa vào xác con chớ kể.
Bà Sim: Anh cũng nghỉ đúng như vợ chồng cái chú bất nhân vừa rồi, đều vô trách nhiệm với xã hội, với cộng động nên ăn đâu ỉa đấy phải không. Con tôi là nhà giáo, lại càng cần phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe mọi người, nhất là thế hệ tuổi học đường.
Hảo: Nhưng để mẹ đi nhặt rác, con nhục với hàng xóm, với bạn bè và ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của con nữa chứ.
Bà Sim: Ô hay...làm việc lương thiện, có ích cho mọi người, mà lại nhục, rồi ảnh hưởng đến uy tín, nghĩa là sao. Tôi không thể hiểu nổi.
Hảo: Con lạy mẹ...con là giám đốc doanh nghiệp, không thể có người đi nhặt rác
Bà Sim: Nếu thế...anh không cần nhận tôi làm mẹ để anh vênh vang, vỗ ngực với xã hội, để chạy theo tiền bạc, danh vọng. Còn tôi chỉ là bà già đi nhặt rác để góp phần làm sạch khu văn hóa tâm linh, thỏa lòng quảng đời còn lại của tôi. Mà anh cũng khỏi bận tâm đến mụ già lẩm cẩm này. Anh hiểu không.
Hảo: Kìa mẹ...mẹ đừng làm khổ con.
Bà Sim: Không...tôi không làm khổ anh...mà để anh chuyên tâm làm giàu với cuộc sống đế vương còn mặc mọi người, mặc xã hội đang phải đối mặt với hiểm họa bệnh tật do môi trường ô nhiễm gây nên.
Hảo: Mẹ cứ nói chuyện hảo huyền, xa lạ mãi đâu đấy. Chứ nhà mình rộng rãi thoáng mát, sạch đẹp như vậy. Đồ ăn toàn hàng sạch, bệnh tật nào bén mảng tới. Còn làm sạch nơi này là trách nhiệm của Nhà nước. Chứ mẹ có làm cũng như muối bỏ biển.
Bà Sim: Tôi hỏi anh, nhà anh thường thuê ô sin lau trùi sạch bóng nơi công cộng lại hành sử như thế. Mỗi ngày có hàng vạn người tới đây, ăn uống, sinh hoạt bừa bãi, liệu đây có còn là nơi tâm linh, sinh thái. Thôi...anh về đi, mặc tôi.
Hảo: Không...con quyết không để mẹ làm việc này
Bà Sim: Anh không có quyền cấm tôi
Hảo: (rút tập tiền) đây, tiền đây. Mẹ cứ tiêu pha thoải mái
Bà Sim: Tôi không cần tiền của anh, và cũng chẳng tiêu pha gì. Anh cầm lấy.
Hảo: Vậy mẹ đưa bao này cho con (kéo bao sắc rắn)
Bà Sim: Không...bao này là công sức, là tình cảm, là trách nhiệm của tôi. Anh không được lấy (hai mẹ con giằng co)
Bảo vệ: (thổi còi) Anh kia...dừng tay lại
Hảo: Không...tôi không thể để thế này được
Bà Sim: Anh buông tay ra
Bảo vệ: (còi tiếp) Anh có buông tay ra không
Hảo: Không...không thể bà già 70 tuổi đi nhặt rác thải
Bảo vệ: Á...anh này tốt. Thế anh có nuôi sống được cụ này không. Nghĩa cử cao đẹp ấy.
Hảo: Việc đó không liên quan tới ông
Bảo vệ: Không liên quan...hứ...nhưng tôi đồng ý để cụ già này nhặt rác hàng mấy năm nay, vừa là kế sinh nhai, vừa chung tay làm sạch khu chùa. Còn anh...ăn mặc sang trọng như vậy, đã không giúp ích gì cho môi trường còn cản trở nữa hả.
Hảo: Mẹ ...thế ra mẹ đi nhặt phế thải mấy năm nay.
Bà Sim: Đúng thế...tôi đã giấu anh ra đây nhặt phế thải mấy năm, vậy mà anh nhìn kìa, con sông kia, mấy chục năm trước, tôi và cả làng gánh nước về đánh phèn để ăn và anh cùng trang lứa thường ra sông tắm, bơi lội để anh lớn và mạnh khỏe như bây giờ. Vậy mà nước sông đã giờ cạn kiệt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, không ai dám dừng chân, rửa tay.
Bảo vệ: Bà nói đúng đấy, con sông kia, ngày xưa trong xanh. Mùa hè đến gió thổi mát rượi, thì nay mọi người lại khổ vì mùi hôi thối của nó anh ạ...thế ra bà là mẹ anh.
Bà Sim: Vâng...nó không nghèo túng tiền bạc như ông...nhưng thiếu trách nhiệm với mọi người, nên không cho tôi đi nhặt phế thải ông ạ.
Hảo: Kìa mẹ...con
Bảo vệ: Anh ạ, không chỉ riêng anh đâu mà còn rất nhiều người vô trách nhiệm với môi trường. Mỗi ngày có tới hàng vạn khách thập phương về đây ai cũng khen cảnh quan đẹp, nhưng ai cũng phóng uế vứt rác khắp nơi, nên con sông đen ngầu kia phải chịu đựng tất cả.
Hảo: Thế các hòm công đức các ông sử dụng vào đâu mà để rác bẩn.
Bảo vệ: Anh đừng nói thế trước của phật, ban quản lý đã có nhiều biện pháp thu gom rác thải, nhưng cái chính là ý thức mọi người, chứ ai cũng như anh, thì bất cứ nơi đâu cũng lây lan bệnh tật, nguy cơ hủy hoại con người.
Hảo: Cả ông nữa, cũng là người bao biện đổ trách nhiệm cho mọi người, mà chính là Ban quản lý cũng phó mặc nên dòng sônng kia mới thế. Còn mẹ...mẹ vứt cái bao này đi, lên xe con đưa về.
Bà Sim: Không...tôi không về...xe ô tô anh sang trọng là vậy, anh phải cách ly người nhặt rác như tôi chứ.
Bảo vệ: Thôi bà ơi bà về đi. Tấm lòng nhân ái và trách nhiệm của bà đối với môi trường tôi xin ghi nhận, nhưng mình cũng không thấm tháp vào đâu.
Bà Sim: Lại cả ông nữa...không, tôi sẽ tiếp tục nhặt rác của năm tháng còn lại
Hảo: Kà mẹ...mẹ có lẩn thẩn không đấy
Bà Sim: Á...anh bảo tôi lẩn thẩn hả. Này, tôi nói cho anh biết. Anh xấu hổ vì tôi chứ gì. Và anh nhiều người cùng nghĩ như thế... Nhưng tôi thì không, vì còn chứng kiến sự nguy hại khủng khiếp của ô nhiễm môi trường. Thôi anh về đi mặc kệ tôi (bà đi nahựt tiếp)
Hảo: Kìa mẹ...
Bảo vệ: Tôi cũng đi đây.
(Tính và Toán ra)
Tính: Kìa bà…cháu nhặt được ít lon bia nữa, xin gửi bà (đưa cho bà Sim) và xin bà tha lỗi cho vợ chồng cháu ạ.
Bà Sim: Thế anh chị không coi khinh tôi nữa sao?
Toán: Dạ thưa bà...cháu mong bà tha thứ cho những câu nói và cử chỉ hỗn hào của vợ chồng cháu
Hảo: Ơ kìa...
Tính: Anh Hảo…anh cũng đến xin lộc Thánh
Hảo: À... anh thắp hương rồi và có việc qua đây.
Toán: Khu này đẹp quá, đất thiêng đấy anh ạ
Hảo: Đất thiêng...em tin điều đó?
Toán: Vâng...nơi này linh lắm anh ạ, nên em phải quay lại xin lỗi cụ già này.
Hảo: Sao phải xin lỗi mẹ anh?
Tính: Ơ...thế bà đây là mẹ anh?...dạ...chúng em lỡ đối xử với bà không phải ạ. Mà sao sếp lại để mẹ đến nông nổi này.
Hảo: Đấy mẹ thấy chưa, hành động của mẹ ai cũng phản đối, thì sao con chịu đựng được.
Toán: Bà ơi...chúng cháu với sếp hảo đây là chỗ làm ăn đã lâu, nhưng chúng cháu không biết bà...bà tha thứ cho chúng cháu.
Hảo: Thế có việc gì nghiêm trọng hả
Bà Sim: Thôi...con người phải biết vì mọi người, phải giữ lấy chữ đức anh chị ạ.
Tính: Ôi...đúng quá...ông thầy đồ giỏi quá, nói đúng như bà
Hảo: Ông thầy bảo sao.
Toán: Là thế này anh ạ... Quả thật chúng em coi khinh người nhặt phế thải nên súc xiềng bà. Trên đường tới chùa Thượng thấy ông đồ viết chữ đẹp, vợ chồng em xin chữ “Lộc” để năm nay buôn bán cho may mắn. Ông đồ ngẩng lên nhìn thẳng vào mặt em và bảo: Sao lại xin chữ “Lộc”
(Lớp phục hiện Tính và Toán kể...)
Toán: Dạ, chúng con buôn bán, nên cần chữ “Lộc” để một vốn bốn lời ạ.
Ông Đồ: “Lộc” ăn tiêu sẽ hết. Chỉ có “Đức” mới làm ra “Lộc” bền vững. Anh chị cần chữ nào.
Tính: Dạ thế thì...chúng con xin chữ “Đức” ạ.
Ông Đồ: Tốt...vậy thì anh quay lại sám hối cụ già nhặt rác đi, rồi lại đây tôi cho chữ “Đức”
Tính: Sao lại phải sám hối cụ già nhặt rác ạ?
Ông Đồ: Nhìn vào mắt anh chị toát lên sự hỗn hào, thiếu thành kính là tôi biết, đất nơi đây thiêng lắm, làm ô uế nơi cửa Phật thì làm sao tránh khỏi tai ương
Tính: Dạ, chúng con đi lễ bái, mâm cao cỗ đầy sao thầy lại bảo chúng con ô uế ạ
Ông Đồ: Nơi cửa Phật, tôn nghiêm là vậy, các con thành khẩn để được lượng thứ.
Tính: Dạ... con trót dại, vứt rác bừa bãi, lại phòng uế không đúng nơi quy định, còn mắng cụ già nhặt rác. Con xin sám hối ạ.
Ông Đồ: Con biết sai rồi thì quay lại sửa sai
Toán: Thế là chúng em sợ quá quay lại ngay. Anh thông cảm cho chúng em. Bà ơi...bà đại xá cho chúng cháu.
Bà Sim: Thôi được, việc anh chị nói năng lỗ mãng tôi sẽ bỏ qua, nhưng phải có ý thức giữ vệ sinh nơi tâm linh này anh chị ạ.
Hảo: Mẹ ơi...mẹ đã góp phần làm sạch nơi đây...nhưng nay mẹ già yếu rồi nhường cho thế hệ sau nối tiếp.
Bà Sim: Già cũng như trẻ, không ai được vô trách nhiệm với cộng đồng. Chính môi trường xanh, sạch, đẹp là nguồn gốc cho sự tồn tại, sinh trưởng của nòi giống con người. Các anh chị biết cả chứ.
Toán: Dạ…chúng con hiểu...nhưng anh Hảo nói đúng đấy. Mẹ già rồi, cần an dưỡng mà.
Bà Sim: Làm sạch môi trường là việc cấp bách, mà lâu nay chúng ta còn sao nhãng, còn tôi sẽ làm công việc này đến khi nào không còn đi được.
Hảo: Thôi được, con chiều theo ý mẹ...nhưng mẹ hiểu cho lòng con.
Em Hoài: (tay cầm giấy khen ra...) Ôi bà...cháu tìm bà mãi
Bà Sim: Kìa cháu, sao cháu biết bà ở đây?
Hoài: Cháu biết chứ ạ. Đã mấy năm cháu được đi học, có sách bút đầy đủ là nhờ bà ngày nào cũng cho cháu tiền nhờ bán những vỏ lon bia này. Mẹ cháu ơn bà lắm và nói: Cuộc sống bon chen là vậy, mà vẫn có những người tốt bụng như bà. Cháu tìm bà để tặng bà cái này (giơ giấy khen ra)
Bà Sim: Ôi...học sinh giỏi xuất sắc. Quý hóa quá đây là thành quả học tập của cháu. Bà mừng mừng lắm
Hoài: Bà ơi...chính là nhờ bà nên các môn học cháu đều giỏi. Giấy khen này là niềm tự hào của cháu được bà cưu mang đấy.
Bà Sim: Công bà có đáng là bao. Chính là sự nỗ lực của cháu. Bà nghĩ quê ta có khu chùa tâm linh đẹp như thế này, mình phải bảo vệ cho đẹp, cho sạch, vừa không phụ lòng tiền nhân, vừa làm cho môi trường trong lành, để thế hệ các cháu và mai sau tự hào về truyền thống quê hương cháu ạ.
Hảo: Thế ra...mẹ nhặt phế thải để bảo vệ môi trường và cho em ăn học. Con...con thật bất ngờ. Bây giờ con mới hiểu tấm lòng của mẹ
Tính: Bà ơi chúng cháu có nhiều lỗi quá. Bà tha thứ cho chúng cháu. Mà cũng rất may...sự kiện hôm nay làm vợ chồng cháu thức tỉnh về ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. Vợ chồng cháu xin hứa, sẽ chung tay bảo vệ môi trường ạ.
Hòa: Bà ơi! Cháu còn được nhà trường tuyên dương học sinh giỏi vượt khó đấy. Còn đây (đưa giấy mời...) Nhà trường mời bà tới dự và phát biểu trong lễ phát động “Làm sạch môi trường nơi công cộng”
Bà Sim: Kìa cháu...bà chỉ biết làm, chứ là bà giáo đã nghỉ hưu gần 20 năm nay rồi, biết nói thế nào cho tương xứng với nhu cầu cấp bách bảo vệ môi trường.
Hòa: Bà ơi, cả trường cháu đều biết tấm lòng của bà. Cô chủ nhiệm lớp cháu bảo, trước kia bà là cô giáo mẫu mực và dạy giỏi lắm. Đến bây giờ bà lại là điểm sáng của nhà giáo trong phong trào xanh, sạch, đẹp.
Hảo: Mẹ...đến bây giờ con càng hiểu mẹ hơn. Mẹ đến dự và phát biểu đi để con tự hào có người mẹ như thế
Bà Sim: Ừ...mẹ sẽ về trường để nhớ lại những kỷ niệm xưa và phát biểu một ý: “tất cả chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường” để đất nước ta càng ngày xanh, sạch, đẹp.
Hòa: Bà...cháu cảm ơn bà.
Tất cả: Vâng... đúng, tất cả chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường.

                                                                                                      Hạ Màn

TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com