NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
Từ ngàn năm trước, tổ tiên người Thái đã đến định cư trên mảnh đất xứ Thanh, qua quá trình dựng xây và phát triển, Mường Ký ra đời, cùng với Mường Ống, Mường Ai, Mường Lai, Mường Khoòng..., tạo nên một xứ Mường huyền thoại trải rộng khắp núi rừng miền Tây Thanh Hóa cùng với đó là hệ thống những giá trị văn hóa mà nhân dân các tộc người sáng tạo nên. Một trong số đó là lễ hội Căm Mương tại xã Văn Nho huyện Bá Thước với hàm ý tạ ơn thiên nhiên và tri ân những người có công tạo bản, lập mường ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Quan Sơn là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh, nơi có những thửa ruộng bậc thang gối nhau trùng điệp, mang đậm nét nguyên sơ cùng nếp nhà sàn xinh xắn với những cô gái Thái bên khung cửi dệt thổ cẩm. Vùng đất không chỉ được biết đến là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của nhiều tộc người, mà còn là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa lịch sử, với các lễ tục, lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây. Trong đó, phải kể đến lễ hội Chá Chiêng, một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo của đồng bào Thái huyện Quan Sơn.
Xường (Có nghĩa là Lời thương). Tùy thổ âm, có nơi gọi là Xlướng, Thướng (Xlường, Thường). Ở các vùng Mường Thanh Hóa như: Bá Thước, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh có các Mường lớn: Mường Ống, Mường Ai, Mường Phấm, Mường Khô,... Người ta hay gọi là Xường (Xướng) hơn là Thường (Thướng).
Làng Cẩm Hoàng thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc nơi đây còn lưu giữ nhiều mỹ tục đẹp, trong đó tục Kết Chạ luôn được Nhân dân trong vùng gìn giữ và phát huy thể hiện tình cảm keo sơn, gắn bó, sự cộng cảm, giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống giữa người dân không chỉ trong làng xã mà còn lan tỏa tới các làng Chạ khắp vùng.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập vào ngày 29/7/1930, chỉ sau 5 tháng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử rất trọng đại và nổi bật trong đời sống chính trị của Nhân dân tỉnh ta nửa đầu thế kỷ XX, đánh dấu một mốc son chói lọi trong phong trào cách mạng của Nhân dân Thanh Hóa.
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Ban Thường Vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết đặc biệt chỉ đạo Đảng bộ, Nhân dân trong tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng chiến thắng lịch sử vĩ đại của dân tộc và phát đợt thi đua từ ngày 1/5 đến 19/5/1975. Giai đoạn 1975 - 2005, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tổ chức 9 kỳ đại hội.
Với những người lính xứ Thanh đã từng sống, chiến đấu, bảo vệ “Độc lập, tự do” của Tổ quốc tại xứ Quảng thì nơi đây thực sự là quê hương thứ hai, là mảnh đất son sắt nghĩa tình và đầy thương mến.
Có thể nói, tất cả các dân tộc trên đất nước ta ở đâu cũng có dân ca giao duyên. Bởi hát giao duyên là một nhu cầu tình cảm của con người ở thời tuổi trẻ, biết yêu. Lời yêu của thời yêu càng trong sáng, ngọt ngào là những áng thơ dân gian còn mãi với thời gian. Lời yêu trong từng dân tộc ngữ phương và thẩm mỹ của từng vùng, từng dân tộc mà thành những làn điệu riêng và cách tổ chức, thực hiện riêng nay gọi là diễn xướng riêng mà thành. Hát trống quân, hát Xoan, Khặp, hát Si, Xường...
Thanh Hoá là đất “căn bản” của triều Nguyễn, việc hình thành trấn lỵ Thanh Hoá có tác động nhiều mặt đến lịch sử phát triển của xứ Thanh trong thời kỳ cận đại. Tìm hiểu quá trình hình thành của trấn lỵ Thanh Hoá dưới triều Nguyễn góp phần nghiên cứu sự hình thành các đô thị mới thời Nguyễn.
Đồng bào Thái cư trú và sinh sống từ lâu đời ở Thanh Hoá. Về dân số, hiện nay dân tộc Thái có 223.316 người, đứng thứ 3 toàn tỉnh và chiếm 35,6% trong số các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa. Đồng bào Thái có ngôn ngữ, chữ viết riêng. Qua lao động sản xuất, quan hệ với tự nhiên và xã hội, các thế hệ người Thái trên đất tỉnh Thanh đã sáng tạo và trao truyền nhiều loại hình văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị phục vụ cuốc sống.
Tại núi Lai Li Lai Láng (nay gọi là Bù Đền), thuộc địa phận bản Bo xã Kỳ Tân huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, có 2 đền thờ vua Lê Lợi, một ở gò Đon Ban giữa cánh đồng dưới chân núi, một trên đỉnh Bù Đền, gần gốc cây Chu Đồng Bông Thau Quả Thiếc trong truyền thuyết người Mường. Sự tích kể rằng:
TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com