TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ
Để khẳng định tính chính thống của vương triều và uy quyền của Hoàng Đế, đồng thời tỏ rõ ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, hầu hết các triều đại phong kiến của các quốc gia phương Đông trong lịch sử hình thành và phát triển của mình đều lập đàn tế Nam Giao và tổ chức lễ tế giao hàng năm. Đàn tế Nam Giao Tây Đô được vương triều Hồ xây dựng không nằm ngoài mục đích đó. Được Hồ Hán Thương cho khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1402, nằm trong lòng tay ngai của dãy Đốn Sơn thuộc động An Tôn, phủ Thanh Hóa lúc bấy giờ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), đàn tế Nam Giao Tây Đô có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, kiến trúc. Được đánh giá là một trong những đàn tế cổ còn nguyên vẹn nhất và độc đáo riêng có cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Thao Văn Dính, sinh năm 1977, người dân tộc Mông, là cán bộ Văn hóa - Xã hội xã Na Mèo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất còn nhiều nhọc nhằn, gian khó, song bằng tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và kinh nghiệm, anh Thao Văn Dính luôn giữ trong mình ngọn lửa nhiệt huyết trong việc vận động Nhân dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Anh là “cầu nối” tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương đến với bà con đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn xã. Đặc biệt, anh còn là một nghệ nhân dân gian của đồng bào dân tộc Thanh Hóa, là người con dân tộc Mông, lại biết nhiều thứ tiếng (Thái, Mường, Kinh, Mông, Lào), vì vậy anh luôn coi việc của bà con cũng là việc của mình, bà con nghĩ gì, mong muốn thế nào anh đều hiểu. Từ đó giúp anh nắm bắt rõ tâm tư nguyện vọng, lối sống, phong tục tập quán để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp lãnh đạo hiệu quả nhiệm vụ dân tộc, tôn giáo tại cơ sở, góp phần xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.
Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ngư Lộc đã triển khai nhiều cách làm hay, xây dựng và duy trì những mô hình hiệu quả trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH). Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Đại dịch Covid- 19 đang là vấn đề thời sự nóng của mọi diễn đàn, mọi phương tiện truyền thông mà ảnh hưởng của nó đã ở mức độ “toàn cầu hóa”. Cùng với thảm họa thiên nhiên, biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường thì Đại dịch Covid- 19 đang là thách thức an ninh phi truyền thống mà nhân loại phải cùng nhau đoàn kết, cùng nhau chống lại ‘kẻ thù chung” trong giai đoạn mới, tình hình mới. Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã thể hiện sự đoàn kết, chia sẻ bằng các hoạt động ngoại giao song phương, đa phương, ủng hộ vật chất thiết thực và có trách nhiệm trong cuộc chiến với Đại dịch Covid- 19, như lời phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22/9/2021 đã nhấn mạnh: “Chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, song Nhà nước và Nhân dân Việt Nam sẽ cùng người dân toàn thế giới chung nhịp đập sẻ chia, yêu thương, hợp tác để cùng nhau sớm chiến thắng đại dịch, xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển phồn vinh, người dân hạnh phúc”.
Lam Kinh ví như một bức tranh tuyệt đẹp, nơi đây là sự giao hòa giữa cổ xưa lịch sử và cảnh sắc thiên nhiên với hình sông, thế núi, nơi hội sơn, tụ thủy, một vùng hào khí linh thiêng nghìn năm đất Việt. Hơn 600 năm đã trôi qua, nhưng Lam Kinh hôm nay vẫn như một điểm hẹn để trở về nguồn cội, hướng con người tới những giá trị cổ xưa nhưng bất biến, nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng, cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh và là nơi phát tích của dòng họ Đế vương đã có công bình Ngô giữ nước.
Đưa tư duy văn hóa vào trong mỗi bước đi, mỗi quyết sách về kinh tế, chính trị, hoạt động xã hội, bảo đảm cho văn hóa được thể hiện rõ nét, ngang bằng với các trụ cột phát triển khác.
“Nhà có nóc, làng có cổng” đó là câu ca dao xưa truyền lại. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành phát triển của một ngôi làng. Ngoài mục đích như ranh giới phân chia, cổng làng còn là nơi lưu giữ những giá trị của đời sống văn hoá tinh thần gắn với lũy tre, giếng nước và mang phong cách, hồn cốt của làng.
Sau hơn 5 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Trong suốt chiều dài 76 năm của Ngành Văn hoá, dù trải qua những tên gọi khác nhau cho phù hợp với tình hình lịch sử và nhiệm vụ cụ thể. Song, dù ở thời kỳ nào thì đội ngũ những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa luôn nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho. Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2021) là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống tự hào của các thế hệ cán bộ công chức, viên chức, người lao động luôn ý thức về trách nhiệm, phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tháng 1 năm 2010, Bản tin Văn hóa cơ sở của Trung tâm Văn hóa tỉnh đã chính thức ra mắt số đầu tiên. Kể từ khi ra đời, Bản tin luôn bám sát tôn chỉ mục đích, phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần tuyên truyền phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước và của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Sau khi sáp nhập giữa 2 đơn vị Đài Truyền thanh - Truyền hình với Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, thành Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch huyện Ngọc Lặc (TTVH,TT,TT&DL). Trong thời gian qua, Trung tâm luôn khắc phục mọi khó khăn, không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
Nga Sơn mảnh đất không chỉ kể cho chúng ta về những huyền tích ngàn năm, về truyền thống hào hùng của dân tộc, mà ở đó còn có những nhịp sống bình dị, những khát vọng vượt khó, vươn lên, giữ nghề truyền thống và không ngừng phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn huyện Đông Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tuyên truyền rộng rãi, luôn hướng về cơ sở, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Trong những năm qua, phong trào thể dục thể thao quần chúng (TDTTQC) tại tỉnh Thanh Hóa ngày càng được chú trọng, quan tâm, đổi mới và có sự chuyển mình rất rõ nét. Qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống, tinh thần văn hóa cho người dân.
Dân tộc Mông Thanh Hóa sinh sống trên những rẻo núi cao tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn và Quan Hóa từ bao đời nay. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, họ đã tạo ra những phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc của dân tộc mình, một trong số đó phải kể đến điệu nhảy Khèn Pá Hộc.
TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com