TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ
Đối với người Thái ở vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Quan Hóa nói riêng, Khèn bè thật gần gũi, thân thương, Khèn được chủ nhân chăm sóc cẩn thận và luôn mang bên mình. Họ coi chiếc Khèn bè như một người bạn thân thiết nhất, những lúc vui hoặc buồn, tiếng Khèn cất lên như lời thủ thỉ, an ủi và động viên bản thân mình và mọi người trong cộng đồng.
Huyện Nông Cống được biết đến là một trong những địa phương tiêu biểu của tỉnh trong xây dựng và triển khai các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Trong những năm qua, phong trào đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Đặc biệt, qua Liên hoan đã xuất hiện nhiều gương mặt mới, triển vọng, tài năng, có khả năng hoạt động nghệ thuật, đóng góp tích cực cho phong trào văn nghệ của huyện Nông Cống nói riêng và tỉnh Thanh nói chung.
Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Xương đã và đang góp phần quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Nếp sống văn hóa được hình thành, ý thức trách nhiệm và sự tự giác của người dân trong các phong trào, hoạt động tại khu dân cư được nâng cao, đây là điều kiện để huyện xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu và khu phố, đô thị văn minh... đạt kết quả bền vững.
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt, độc đáo, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thể hiện tính đoàn kết cộng đồng, sự gắn bó, hài hòa giữa con người với các yếu tố tự nhiên đã dần trở thành món ăn tinh thần độc đáo của dân tộc. Nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc: “…Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, trong buổi gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, các thế hệ người Việt Nam phải có trách nhiệm đoàn kết, giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đất nước”.
Ngày 10/3/2022 tại Nhà văn hóa bản Năng Cát, xã Trí Nang, Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức Tổng kết Lớp tập huấn “Phục dựng, Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái”.
Nắng xuân hồng trải dài trên những thửa ruộng bậc thang bao quanh thôn Lặn Ngoài xã Cổ Lũng huyện Bá Thước, làm cho những nóc nhà sàn thêm rạo rực khí xuân, bên hiên nhà những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái đang thoăn thắt dệt nên những tấm thổ cẩm đẹp nhất cho phiên chợ giáp Tết. Tiếng thoi đưa quyện vào nhau tạo nên những giai điệu nhịp nhàng, vui nhộn khiến cho những du khách đang ở đây lúc này đều nghe được nhịp xuân đã về trên những chiếc khung cửi.
Miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của tạo hóa ban tặng. Nơi đây còn là địa bàn quần cư lâu đời của các dân tộc thiểu số Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú, mỗi dân tộc đã tạo dựng nên một cộng đồng văn hóa mang nhiều nét riêng biệt và giàu bản sắc tộc người. Trong đó, văn hóa ẩm thực ngày Tết được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với du khách muôn phương. Với nguồn sản vật phong phú, đa dạng từ núi, rừng, sông suối, qua đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, mỗi dân tộc đã tạo ra nhiều món ăn dân dã nhưng mang đậm nét văn hóa độc đáo.
Bên cạnh phong tục tập quán cổ truyền như tục thờ cúng, lễ Tết, nghi lễ trong việc cưới, việc tang, lễ hội là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng quan trọng của người Mông tại các huyện miền núi Thanh Hóa. Trong một năm người Mông tổ chức nhiều lễ hội, trong số đó lễ hội quan trọng nhất phải kể đến là lễ hội Gầu Tào.
Trong một lần về Nga Liên, một xã vùng giáo của huyện Nga Sơn những ngày cận Tết. Gió xuân mơn man đưa hương ngan ngát từ cánh đồng cói xanh mướt trải dài hai bên bờ đê khiến lòng người thật thư thái, an lành. Chúng tôi về đây để gặp gỡ Câu lạc bộ (CLB) Kèn Đồng của giáo xứ Tam Tổng, một trong những điểm sáng đã và đang góp phần quan trọng trong công tác gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của huyện Nga Sơn.
TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com