TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là minh chứng cho sự chuẩn bị lâu dài, kiên trì của Đảng và Nhân dân ta. Công cuộc chuẩn bị đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ 1939 - 1945 mà là quá trình chuẩn bị suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, nhờ đó đã đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Chấm dứt gần 100 năm nước ta dưới sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập. Cách mạng Tháng Tám cũng đã chứng minh rằng: “Cách mạng không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy nó”.
Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa chương trình phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích di sản văn hóa là một trong bốn chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ, nhằm khơi dậy và phát huy lợi thế phong phú đa dạng các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn. Đồng thời tập trung tôn tạo, bảo tồn các di tích di sản văn hóa, khôi phục, nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc.
Liên hoan tuyên truyền cổ động tỉnh Thanh Hóa năm 2020 với chủ đề “Đảng là niềm tin tất thắng” được tổ chức nhằm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về truyền thống 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, qua đó tiếp tục củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự lực, tự cường dân tộc.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập vào ngày 29/7/1930, chỉ sau 5 tháng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử rất trọng đại và nổi bật trong đời sống chính trị của Nhân dân tỉnh ta nửa đầu thế kỷ XX, đánh dấu một mốc son chói lọi trong phong trào cách mạng của Nhân dân Thanh Hóa.
Năm 2019 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã làm tốt công tác phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, rộng khắp các vùng miền trong tỉnh, có ý nghĩa lớn và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, tập trung đều trên các mặt.
Thanh Hóa có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Mường, Dao, Mông, Thái, Khơ Mú và dân tộc Thổ. Mỗi một dân tộc đều có nghề dệt thủ công truyền thống, tạo nên những sản phẩm văn hóa độc đáo, mang nét đặc trưng riêng của từng tộc người. Trong mỗi cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh đều có những nghệ nhân tài hoa, tâm huyết, với công việc bảo tồn, gìn giữ nghề dệt truyền thống.
Thanh Hóa, có hơn 20 vạn người Mường sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh. Toàn bộ lưu vực rộng lớn sông Mã, Sông Chu là khu vực cư trú của người Mường. Tập trung với mật độ lớn tại các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Bá Thước. Ngoài ra, còn phân bố ở một số huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Với người Mường từ xa xưa trên đồi nương, vườn tược quanh nơi họ sinh sống được phủ toàn màu xanh cây bông, cây dâu. Trong các ngôi nhà sàn của họ hầu như nhà nào cũng có một khung cửi dệt vải. Công việc dệt vải và tằm tang ấy đã bao năm cứ đều đặn dù không rộn ràng như các làng ven sông Đáy, sông Hồng song vẫn âm vang nhịp nhàng, lặng lẽ trong đời sống người Mường xứ Thanh. Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm, bằng sức lao động sáng tạo, kế thừa và gìn giữ tư duy kỹ thuật thủ công với các loại nông cụ thô sơ người Mường đã dệt các loại vải (một màu, nhiều màu, hoa văn) đây là một bằng chứng ghi nhận trình độ cao về kỹ thuật và thẩm mỹ của người Mường.
Sau ngày hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phấn khởi tự hào và khẩn trương thực hiện Nghị quyết VI và VII của Trung ương Đảng về những nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc như: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, hàn gắn vết thương chiến tranh thống nhất nước nhà.
Ngay từ những ngày đầu phòng, chống dịch, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm VH-TT-TT&DL 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai công tác tuyên truyền phòng chống dịch một cách khẩn chương, quyết liệt đến từng người, từng nhà …. Công tác tuyên truyền được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, giúp người dân chủ động phòng, chống dịch như: Đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, hướng dẫn cách khai báo với chính quyền địa phương các trường hợp người đi từ vùng dịch về... cho đến những quy định bắt buộc như cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống đại dịch Covid-19.
Lễ hội cổ truyền ở nước ta rất phong phú song ta có thể dễ dàng nhận ra có bốn nhóm cơ bản đó là lễ hội cầu mùa, lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc tưởng nhớ tổ tiên; lễ hội tôn giáo và lễ hội văn hóa. Trong 4 nhóm lễ hội nói trên, lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, ở Thanh Hoá gắn liền với các di tích, các nhân vật lịch sử qua các triều đại. Lễ hội này thường có nhiều trò diễn thu hút khách thập phương.
Với đồng bào dân tộc Thái, tung Còn là trò chơi dân gian có ý nghĩa đặc biệt, một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, mang đậm tính cộng đồng. Trò chơi này không những rèn luyện tính khéo léo, nhanh mắt, nhanh tay mà còn là một trò chơi mang đậm chất giao duyên.
Trong những năm qua, phong trào văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã có những chuyển mình mạnh mẽ, đóng góp vào thành công chung của huyện nhà. Nhiều hệ giá trị văn hóa có nguy cơ mai một đang dần được phục dựng và phát huy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Là huyện trung tâm miền núi, Ngọc Lặc có bốn dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Mường, Dao. Tổng dân số 140.000 người. Trong đó người Mường đông nhất, chiếm 70,5%. Cùng với người Mường Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thạch Thành đồng bào dân tộc Mường Ngọc Lặc có một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể, một hệ thống lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian vô cùng phong phú.Trên mảnh đất xứ Mường, từ thời “Đẻ đất đẻ nước”, Pồn Pôông là loại hình nghệ thuật không thể thiếu. “Pồn” có nghĩa là múa, là hát; “Pôông” có nghĩa là bông hoa. Hai chữ ấy ghép lại thành tên của một loại hình vừa hát, vừa múa bên cây bông, cây hoa để cầu cho bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Với những giá trị văn hóa ấy, năm 2017 trò diễn Pồn Pôông, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vinh dự lớn, là niềm tự hào, niềm vui và hạnh phúc của nhân dân huyện Ngọc Lặc nói riêng, đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa nói chung. Những ngày đón Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đâu đâu người ta cũng nói về Pồn Pôông, về sự tích cây bông với niềm tự hào trào dâng khôn xiết.
TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH THANH HÓA
Địa chỉ: Số 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0237.3852210      Fax: 0237.3852210
Gmail: trungtamvanhoath@gmail.com