Đồng chí Hoàng Minh Tường - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Nhà nghiên cứu Văn hóa
truyền dạy với các nghệ nhân, học viên tham gia lớp tập huấn.
Nội dung lớp tập huấn gồm 02 phần: Truyền dạy dệt và thêu thổ cẩm và không gian trưng bày các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm. Các học viên sẽ được các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân truyền đạt về vai trò, ý nghĩa, nét đặc trưng riêng của từng bộ trang phục. Trao đổi cách thức, quy trình thêu, dệt thổ cẩm của các dân tộc; Truyền dạy cách nhuộm sợi tơ, sợi đay, sợi bông. Đồng thời được hướng dẫn một số cách thức làm ra sản phẩm phục vụ du lịch và tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm ra thị trường... Bên cạnh đó, lớp tập huấn cũng là nơi để các học viên học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm mới, cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống tại địa phương.
Nghệ nhân Phạm Thị Bảo truyền dạy cách thức thêu, dệt thổ cẩm với các học viên trong lớp tập huấn.
Phát biểu tại buổi khai mạc đồng chí Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước trân trọng và cảm ơn sự tin tưởng của Trung tâm Văn hóa tỉnh đã lựa chọn huyện Bá Thước làm địa điểm của lớp tập huấn. Đây là cơ hội đối với 11 huyện miền núi nói chung và huyện Bá Thước nói riêng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa về thổ cẩm. Đồng chí cũng mong muốn mỗi học viên tham gia lớp học lần này không chỉ là những người tiên phong giữ lửa cho việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống mà còn phát triển nghề dệt, thổ cẩm, đặc biệt là sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch.
Đồng chí Lò Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước phát biểu trong buổi khai mạc.
Qua lớp tập huấn Trung tâm Văn hóa tỉnh tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống trên mỗi bộ trang phục trong sự phát triển bền vững, đặc biệt đề cao tinh thần tự hào dân tộc trong cộng đồng./.