Sau 80 năm, những tư tưởng của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nằm trong chuỗi các hoạt động triển lãm kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 - 2023), ngày 30.3, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”.
Ngay tại phần “Cách đặt vấn đề”, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã khẳng định “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động” (1). Đảng và Nhà nước ta cũng luôn khẳng định văn nghệ sĩ là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa. Nghệ sĩ, nghệ nhân là những người sáng tạo, lưu truyền và gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc thông qua các tác phẩm của mình. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã chỉ rõ: Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
Đến nay, đã tròn 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, đi vào thực tiễn cách mạng và phát huy tác dụng rộng lớn, sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc. Những quan điểm, luận chứng, ý kiến được nêu lên trong Đề cương về văn hóa Việt Nam với khá nhiều nội dung bao quát, trong đó có nhiều vấn đề, đến nay, vẫn còn giữ nguyên giá trị cũng như tính thời sự của nó, chẳng hạn: phạm vi của vấn đề văn hóa bao gồm cả tư tưởng học thuật và nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; quan niệm của người cộng sản về vấn đề văn hóa; tính chất xã hội chủ nghĩa của nền văn hóa; nguyên tắc vận động văn hóa; nhiệm vụ của các nhà hoạt động văn hóa... góp phần giúp chúng ta nhận dạng và thúc đẩy việc xây dựng, phát triển văn hóa theo hướng bền vững; gia tăng sức mạnh hội nhập của văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại.
Chiều ngày 03/4/2023, Công đoàn Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh về phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho các phạm nhân giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tổ chức Tập huấn cho các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tối 27/3/2023, tại Thị trấn Hồi Xuân, UBND huyện Quan Hóa tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Ca Da và Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 năm 2023.
Chiều 24/3/2023, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Bá Thước đã tổ chức Tổng kết Lớp tập huấn “Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mường” năm 2023.
Sáng ngày 13/3, tức ngày 22/2 âm lịch, tại khu di tích văn hóa Đền Bà Triệu, thôn Đông Yên (xã Trung Thành, Nông Cống) đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 1775 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023.
Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/5/2022 của Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tại phiên họp ngày 30/5/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thống nhất quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa gồm 15 thành viên.
Sáng ngày 14/02/2023, tức ngày 24 tháng giêng Âm lịch.UBND huyện Như Xuân đã Khai mạc Lễ hội Dâng trâu Tế trời tại Đền Chín Gian xã Thanh Quân.